Quế Ngọc Hải đã đúng khi đứng ra nhận trách nhiệm sau cú tắc bóng khiến Anh Khoa phải lên bàn mổ và 1 năm chữa trị. Án tại hồ sơ và Ban Kỷ luật (BKL) VFF cũng đã tuyên án nhưng đằng sau án phạt “có 1 không 2” này, xác định ai có lỗi thì lại là cả một câu chuyện bi hài.
Trên diễn đàn Quốc hội, một đại biểu đã phải thốt lên về câu chuyện những nhân tài của Việt Nam được phát hiện nhưng khi có cơ hội, họ không muốn về nước làm việc, đóng góp.
“Bây giờ tôi chỉ lo làm công việc của tôi để kiếm tiền chứ không quan tâm đến VFF nữa, vì vậy, đừng hỏi tôi, đừng lôi tôi vào những gì liên quan đến VFF”.
Những đại biểu nói gì sau cuộc họp BCH VFF ngày 14/10/2015 vừa qua.
Cuối tuần, ngồi café với một anh bạn vốn là doanh nhân, nhắc lại câu chuyện tại sao người Việt làm việc nhóm rất kém. Anh này kể: “Nếu một người Việt rơi xuống hố thì nhanh chóng lên được vì người Việt vốn thông minh lẫn… láu cá. Nhưng cả 3 người Việt cùng rơi xuống hố thì còn lâu mới lên được. Phải bình bầu chiến sĩ thi đua, phải hỏi ý kiến cấp trên và quan trọng là hễ người nào định lên là bị những người còn lại kéo lại không sao trèo ra ngoài được. Nhưng người Nhật rơi xuống hố thì ngược lại.
Ngoài việc trẻ, năng động và ngồi ở vị trí điều hành đội bóng nhà giàu B.Bình Dương, tân TGĐ VPF Cao Văn Chóng chưa thực sự để lại nhiều dấu ấn và thành công với đội bóng đất Thủ thời gian qua chủ yếu là nhờ cơ chế thoáng của tỉnh Bình Dương.
“An Giang không bao giờ từ bỏ bóng đá. Chắc chắn chúng tôi sẽ trở lại khi cảm thấy mình có đủ điều kiện. Bóng đá An Giang muốn đứng lên làm lại từ đầu, bằng chính đôi chân của mình. Và chúng tôi sẽ bắt đầu hành trình trở lại bóng đá chuyên nghiệp từ lứa U.21 này, chậm nhất năm 2017 An Giang sẽ trở lại hạng Nhất”, nguyên Phó Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang, ông Nguyễn Quốc Khánh cho biết.
Chiều qua (28/10), Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) đã tiến hành phiên họp thứ 4 nhiệm kỳ 2014-2017 theo kiểu trực tuyến tại 2 đầu cầu TP.HCM và Hà Nội.
“Thực hiện ý kiến của HĐQT về việc trẻ hóa và đào tạo lâu dài lực lượng quản lý bóng đá của Việt Nam. Do đó từ đầu năm 2015, VPF đã có Nghị quyết về việc định hướng này. Muốn được như vậy thì chúng tôi phải tìm ra các nhân tố mới”, ông Phạm Ngọc Viễn đã chia sẻ như vậy sau khi nhận quyết định luân chuyển công việc.
Chiều nay, ông Cao Văn Chóng được HĐQT bổ nhiệm làm tân TGĐ VPF thay ông Phạm Ngọc Viễn. Theo đó, B.Bình Dương sẽ có TGĐ mới để thay ông Chóng vào ngày mai.
Chiều nay (28/10), Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) đã tiến hành phiên họp thứ 4 nhiệm kỳ 2014 - 2017, tại văn phòng đại diện TP. Hồ Chí Minh.
Từ việc Cà Mau lên hạng Nhất và xin rút trước khi giải đấu diễn ra vì những lý do tài chính và cơ sở vật chất, theo Phó Chủ tịch thường trực VFF Trần Quốc Tuấn, vấn đề này đã được cảnh báo và tiên liệu từ trước.
Là một trong những đội bóng điển hình nhất về việc làm bóng đá theo kiểu “xây nhà từ nóc”, Phú Yên đang đứng trước cảnh bi hài chạy đôn chạy đáo mượn quân để tham dự giải hạng Nhất 2016. Chính những người làm bóng đá ở Phú Yên cũng thừa nhận là không thể tồn tại với kiểu “tầm gửi” như thế.
“Dù V.League hay hạng Nhất có tinh giản xuống còn 10 hay nâng lên 14 đội ở mỗi giải đấu, tôi nghĩ cũng không giải quyết được vấn đề gì khi còn đó dấu hỏi về năng lực chuyên môn của các nhà tổ chức. Và nó là câu chuyện của lợi ích nhóm, không vì cái chung, nên tôi nghĩ muốn BĐVN phát triển đầu tiên phải thay toàn bộ hệ thống điều hành và các nhà tổ chức”, cựu Phó chủ tịch, TTK VFF và Trưởng BTC giải Lê Thế Thọ nhìn nhận.
Nói về nghịch lý của bóng đá Việt Nam, cựu cầu thủ Thể Công - cựu thành viên BCH VFF Vũ Mạnh Hải nhìn nhận, nguyên nhân chính do năng lực quản lý, điều hành yếu kém của những người có trách nhiệm ở VFF.
Cùng nghe HLV CLB Hải Phòng, Trương Việt Hoàng; HLV CLB Thanh Hóa, Hoàng Thanh Tùng; Chủ tịch CLB ĐT.LA, Võ Thành Nhiệm nói gì về việc một số CLB xin rút khỏi các giải.
Chủ tịch CLB QNK.Quảng Nam đồng thời là Uỷ viên BCH LĐBĐVN khoá VII, ông Lê Nguyên Hồng cho rằng không thể làm được nếu BĐVN cứ chạy theo số lượng mà không quan tâm đến chất lượng.
Là cầu thủ chuyên nghiệp chắc chắn ai cũng muốn được ra sân và chơi bóng nhiều nhưng nếu được đá ở giải đấu với tính chất chuyên môn cao, có sự cạnh tranh thì tôi sẽ chọn giải pháp thứ 2.
Gần 15 năm trời tôi mới có dịp sang lại Malaysia. Lần trước là SEA Games 21 diễn ra năm 2001 và lần này là Cục xúc tiến Du lịch Malaysia mời sang tham dự sự kiện chặng đua Moto GP 2015. Kuala Lumpur đổi thay quá nhiều trong từng ấy năm, như việc tháp đôi Petronas mất vị trí cao nhất thế giới từ rất lâu.
ĐTQG là cột mốc mà toàn bộ các cầu thủ từ khi biết và chơi chuyên nghiệp đều đặt ra và hướng tới. Nó là động lực, mục tiêu và là niềm mơ ước trong cả sự nghiệp của rất nhiều cầu thủ… vì đó là niềm tự hào, đỉnh cao của sự nghiệp. Thế nhưng dưới thời HLV Toshiya Miura, có vẻ như lên Tuyển không phải điều gì đó quá khó, thậm chí còn rất dễ dàng.
Chia sẻ với Thể thao 24h về trận thua 0-3 của ĐTVN trước Thái Lan, cựu cầu thủ Thể Công Vũ Mạnh Hải nhìn nhận, bên cạnh trình độ, đẳng cấp của cầu thủ Việt Nam lép vế hơn so với Thái Lan, thất bại còn đến từ việc HLV Toshiya Miura không hiểu gì về BĐVN.
Hôm qua, Hội nghị BCH VFF khóa VII lần thứ 4 kéo dài trong 4 giờ với hàng loạt vấn đề nóng bỏng của BĐVN trong 9 tháng đầu năm được đưa ra tranh luận quyết liệt.
Có tài chính, tham vọng và con người, lại không có sự cạnh tranh, thế nên chức vô địch dễ dàng của B.Bình Dương cũng mất đi nhiều giá trị, ý nghĩa vì nó quá nhạt…
Đặt câu hỏi và thú thực tôi cũng không thể nhìn thấy đâu là điểm nhấn chuyên môn của mùa giải này. Tôi có đọc đâu đó, hình như bản tổng kết của BTC, số bàn thắng ghi được ở mùa này cao nhất trong 3 năm VPF quản lý và điều hành.
Ở bất kỳ giải đấu nào, vấn đề chuyên môn luôn được xem trọng nhưng khi V.League 2015 hạ màn, đọng lại trong tâm trí số đông lại là những chuyện nhức nhối ở hậu trường. Và nhìn lại để rồi giật mình, cả một mùa giải dài nhưng chẳng có gì đáng nhớ…