Giải bơi vô địch thế giới đã ghi nhận kỷ lục kình ngư trẻ tuổi nhất tham dự là vận động viên mới 10 tuổi tới từ Bahrain, Alzain Tareq.
Với nhiều người, bệnh tật là điều gì đó thật kinh khủng. Nhưng với Ning Zetao, bệnh tật vô tình lại biến chàng trai 22 tuổi trở thành nhà vô địch thế giới.
Cán đích với thành tích 47 giây 84, kình ngư Trung Quốc Ning Zetao đã xuất sắc cán đích ở vị trí số 1 tại nội dung 100m tự do nam và anh đã trở thành VĐV châu Á đầu tiên giành HCV nội dung 100m tự do tại giải vô địch thế giới các môn thể thao dưới nước.
Sau giải VĐTG, Phước sẽ trở về nước để chữa trị dứt điểm chấn thương lưng và chia tay địa điểm tập huấn tại Nhật Bản. Chuyến xuất ngoại tập huấn tốn kém 1,6 tỷ đồng của kình ngư Đà Nẵng coi như lại công cốc.
Tại giải vô địch thế giới 2013, Ánh Viên đã từng đoạt hạng 19 và lần này là đứng thứ 15. Qua 2 năm, kình ngư đã tạo nên những điều thần kỳ từ SEA Games cho đến ASIAD chỉ có thể tăng được vài bậc ở đấu trường quốc tế đỉnh cao.
Trong thời điểm điền kinh thế giới rúng động vì những nghi vấn doping, người ta có lý do để đặt câu hỏi liệu doping có xuất hiện ở giải vô địch bơi lội thế giới đang diễn ra tại Kazan, Nga?
Cán đích với thành tích 2 phút 00 giây 80, niềm tự hào bơi lội của Việt Nam đã không thể giành một tấm vé vào vòng bán kết 200m tự do nữ.
Đó là sự thực không mong đợi của người Mỹ ở Kazan (Nga), nơi đang diễn ra giải vô địch bơi lội thế giới lần thứ 16.
Việc đứng thứ 15 nội dung 200m hỗn hợp đã phản ánh chính xác đẳng cấp của kình ngư 19 tuổi của Việt Nam. Hy vọng phấn đấu giành huy chương của Ánh Viên là không thể, cho dù có thể lọt vào chung kết nội dung sở trường 400m hỗn hợp vào ngày 09/08 tới.
Cán đích với thành tích 2 phút 13 giây 41 đã giúp kình ngư của Việt Nam giành vé vào tranh tài tại nội dung 200m hỗn hợp tại giải vô địch thế giới.
Katie Ledecky đang là người giữ kỷ lục thế giới ở các cự ly 400m, 800m và 1.500m nhưng quyết định tấn công cả vào nội dung 200m tự do của kình ngư Mỹ đã tạo nên những tranh cãi khác nhau. Nói đơn giản, cô có thể thống trị ở các nội dung trung bình nhưng lấn sang nội dung ngắn là một vấn đề hoàn toàn khác.
Vũ Thị Phượng – Giáo viên tại bể bơi Keangnam (Hà Nội) cho biết: Bơi lội không những mang lại cảm giác thư giãn, một vóc dáng khoẻ mạnh, thon gọn mà còn mang lại rất nhiều những lợi ích sức khỏe khác.
Dưới đây là câu chuyện của anh Đỗ Ngọc Nam (33 tuổi) – nhân viên Công ty CP kỹ nghệ gỗ Trường Thành có niềm đam mê với bơi lội và thích bơi mỗi ngày.
Vụ lùm xùm với kình ngư nhí Phương Trâm chưa ngã ngũ, bơi TP.HCM tiếp tục đứng trước nguy cơ mất thêm một tài năng khác: Kỷ lục gia trẻ Nguyễn Hữu Kim Sơn. Gia đình Sơn vừa gửi tới Thể thao 24h “Đơn xin can thiệp và cứu xét VĐV ” về việc em bị trả về tuyến dưới ngày 24/06, chỉ vì mẹ bị kết luận vi phạm nội quy.
Bước ngoặt của bơi Việt Nam gắn với 2 cái tên Quý Phước và Ánh Viên, minh chứng là ở SEA Games 2013 với 5 HCV – bằng thành tích cả… 12 kỳ Đại hội trước cộng lại.
Cũng ở tuổi 17 giống Trần Xuân Hiền và chính nội dung 100m ếch, tại SEA Games 2005, kình ngư Nguyễn Hữu Việt đã giành tấm HCV lịch sử cho bơi Việt Nam sau 44 năm. Từ đó, anh đã trở thành “Vua ếch” mang gánh nặng cùng nỗi khổ của 1 ông “con độc”.
Sự tụt hậu thảm hại kéo dài của bơi Việt Nam có lẽ được kết đọng ở nỗi đau của kỷ lục gia số 1 Nguyễn Kiều Oanh.
LTS: Tại SEA Games 28, bơi Việt Nam đã tạo nên một cơn địa chấn với kỳ tích 10 HCV cùng sự chói sáng của siêu kình ngư Ánh Viên. Có thể coi đó là thành quả diệu kỳ của một môn từng 10 năm không thành tích, và mãi đến năm 2001 mới có tấm huy chương đầu tiên.
Thêm một lần nữa quốc ca Việt Nam lại vang lên trên đường đua xanh, và thêm một lần nữa cái tên Nguyễn Thị Ánh Viên được xướng lên trên bục nhận giải cao nhất.
Với tấm HCV thứ 8 trên đường đua 200m ếch, Nguyễn Thị Ánh Viên đã trở thành VĐV giành nhiều HCV nhất tại một kỳ SEA Games.
Sau khi phá kỷ lục SEA Games trên đường đua 1500m, Lâm Quang Nhật đã đóng góp thêm 1 tấm HCV cho đoàn TTVN.
Sau khi có lần thứ 8 phá kỷ lục SEA Games, ‘Iron Girl’ đã xuất sắc giành tấm HCV thứ 7 trên đường đua 400m tự do.
Cán đích ở vị trí số 3 với thành tích 1 phút 2 giây 83 đã giúp Ánh Viên góp mặt tại vòng chung kết nội dung 100m bơi bướm khi hơn nhà ĐKVĐ Tao Li gần nửa giây.
Cán đích với thành tích 4 phút 6 giây 71, kình ngư của chúng ta chỉ về thứ 3 tại vòng loại 400m tự do.
Hoàn thành cự ly 400m tự do với thành tích 4 phút 8 giây 66 đã giúp Nguyễn Thị Ánh Viên không chỉ giành thêm 1 HCV mà còn giúp nữ kình ngư của chúng ta phá thêm một kỷ lục.